Một công nghệ hàn mới được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga tìm ra, cho phép hàn laser kết hợp với việc bổ sung các hạt bụi nano hoạt động và sử dụng các dao động siêu âm cộng hưởng để cải thiện đáng kể cấu trúc hàn. Công nghệ này đạt tiêu chuẩn về cơ tính tốt hơn so với các phương pháp truyền thống.
Hiện nay có nhiều phương pháp và quy trình hàn. Tuy nhiên, các mối hàn đạt được bằng các quy trình hàn hiện có vẫn có độ bền và các thông số cơ tính thấp hơn so với vật liệu cơ bản. Vậy liệu có thể đạt được những mối hàn có chất lượng về mặt cơ-lý tính như các vật liệu cơ bản? Câu trả lời là có thể nếu giải quyết được một vấn đề quan trọng - đảm bảo chất lượng cao của vật liệu trong mối hàn, ngăn ngừa sự hình thành trong quá trình kết tinh các cấu trúc lỗ và bong bóng khí.
Không giống như hàn thông thường, tia laser không làm tan chảy các vật liệu: nó đi vào trong vật liệu và tạo thành cấu trúc vật liệu mong muốn khi kết hợp thêm vào đó các hạt bụi nano đặc biệt. Các hạt bụi này trở thành các khối kết tinh liên kết ngăn cản sự hình thành các tinh thể làm giảm độ chắc của vật liệu.
Việc gia tăng các khối tinh thể liên kết làm phân mảnh vật liệu hàn. Sự di chuyển của tia laser tạo thuận lợi cho sự hoà trộn các hạt bụi nano ở mọi vị trí của chỗ hàn, tạo cho mối hàn được hoàn hảo với cơ tính đạt được như vật liệu cơ bản. Các hạt nano được tạo ra một cách đặc biệt để đưa vào mối hàn.
Thành tựu trên cho thấy việc sử dụng các hạt nano và sóng siêu âm có thể cải thiện cấu trúc vật liệu hàn, tạo cho mối hàn có độ chắc và mỹ thuật cao. Theo các nhà nghiên cứu Nga, công nghệ này có thể tạo nên cuộc cách mạng trong một số ngành công nghiệp.
Viết bình luận của bạn