Hàn sửa chữa và phục hồi thiết bị trong NM xi măng

Admin 11/07/2016

Công nghiệp xi măng đã trở thành ngành  then chốt, góp phần vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển chung của đất nước. Tính đến năm 2010, ngành sản xuất xi măng có sản lượng clinker ước tính 120.000 tấn/ ngày.

Để có sản lượng như trên các nhà máy xi măng đã phải hoạt động 24/24 trải qua nhiều công đoạn trong  dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, đồng bộ. Chi phí thiết bị cho các công đoạn là khá cao. Trong quá trình sản xuất, các nhà máy xi măng sử dụng nhiều thiết bị từ công đoạn khai thác đá, vận chuyển phôi liệu, đập và nghiền vật liệu, nung clinker, v.v…, các bề mặt làm việc của thiết bị sẽ dần bị mài mòn, nứt  vỡ hoặc bị phá hủy do tác động của lực va đập, ma sát, nhiệt độ cao, v.v,... Để thiết bị làm việc ở điều kiện bình thường, đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm yêu cầu thì việc thay thế hoặc sửa chữa thiết bị mòn, hỏng là vấn đề được thực hiện thường xuyên trong các nhà máy xi măng

Thông thường, hai phương pháp được áp dụng trong các nhà máy xi măng là  thay mới và sửa chữa phục hồi thiết bị. Hiện nay, phần lớn các nhà máy xi măng sử dụng phương pháp thay thế. Tuy nhiên, trên thực tế việc thay mới thiết bị là rất tốn kém và mất khá nhiều thời gian. Ví dụ, việc thay thế con lăn nghiền hay vành băng đa có thể mất đến hàng tháng cho thời gian đặt hàng từ nhà sản xuất ở nước ngoài và tháo thiết bị cũ, lắp đặt thiết bị mới. Phương án này không thích hợp và hiệu quả trong nhiều trường hợp, nhất là đối với các thiết bị có kích thước và trọng lượng lớn. Thời gian ngừng sản xuất để thay thế, lắp đặt thiết bị mới có thể kéo dài dẫn tới thiệt hại rất lớn về kinh tế. Hơn nữa, giá thành mua thiết bị mới cũng rất cao.

Trong khi đó, phương án sửa chữa phục hồi thiết bị đem lại nhiều lợi ích: giá thành thấp hơn nhiều so với thay mới, giảm thiểu thời gian ngừng sản xuất,….có thể giúp các nhà máy sản xuất xi măng tiết kiệm hàng triệu USD. Đây là công việc có ý nghĩa kinh tế, kỹ thuật cao nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí duy tu bảo dưỡng tại các nhà máy xi măng.

Hiện tại, một số công ty trong nước có thể đáp ứng được các giải pháp sửa chữa phục hồi thiết bị công tác trong nhà máy xi măng. Một trong số đó là công ty TNHH Ngọc Linh

Công ty TNHH Ngọc Linh từ lâu đã được biết đến là một công ty cung cấp các sản phẩm thiết bị và vật liệu hàn cắt có uy tín hàng đầu ở Việt nam. Thế mạnh của công ty dựa trên các mối quan hệ với các đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị và vật liệu hàn, vật liệu phun phủ công nghệ cao như THERMADYNE, Eutectic Castolin, Nikko,v.v…

Công ty Ngọc Linh đã cung cấp giải pháp, công nghệ và vật liệu hàn cho nhiều nhà máy xi măng trong nước. Trước đây, trong một số trường hợp đặc biệt, các thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất xi măng như vành băng đa, vỏ lò, con lăn đỡ lò, v.v…khi bị hỏng thường phải thay thế bằng thiết bị mới nhập khẩu. Giải pháp dùng que hàn đặc biệt 2222 XHD của hãng Castolin Eutectic để hàn sửa chữa tại hiện trường, không phải tháo thiết bị  tiết kiệm đáng kể chi phí cho nhà máy.



  Ảnh: Mối hàn vành băng đa

Công ty Ngọc Linh đã từng cung cấp quy trình hàn và sử dụng que hàn 2222 XHD để hàn vành băng đa bị nứt vỡ cho Công ty Ximăng Chinfon và Công ty Ximăng Hoàng Thạch. Năm 2007, lần đầu tiên tại công ty xi măng Chifon đã hàn sửa chữa vành băng đa thành công với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Eutectic Castolin và được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư và công nhân hàn giàu kinh nghiệm của LILAMA 69-3.

Công ty Ngọc Linh cũng đã hợp tác thành công với Công ty Cơ khí Đông Anh trong việc hàn con lăn nghiền than cho Nhà máy Ximăng Hà tiên 2 bằng dây hàn lõi thuốc của hãng THERMADYNE .



Ảnh: Hàn đắp phục hồi con lăn nghiền than tại CK Đông Anh


Với thiết bị hàn và đồ gá quay do Công ty Cơ khí Đông Anh thiết kế chế tạo, vật liệu dây hàn lõi thuốc Stoody 100HC do Ngọc Linh cung cấp cùng với sự tư vấn và giám sát của chuyên gia THERMADYNE, 4 con lăn nghiền than của Nhà máy Ximăng Hà Tiên 2 đã được hàn phục hồi thành công, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, độ cứng của bề mặt lớp hàn đắp đạt 58- 62 HRC.

Các giải pháp hàn sửa chữa, phục hồi thiết bị được áp dụng rất phổ biến ở các nhà máy sản xuất  ximăng trên thế giới. Theo xu hướng chung của ngành, các nhà máy xi măng của Việt nam cũng áp dụng ngày càng nhiều phương án sửa chữa, phục hồi thiết bị tại chỗ.  Xu hướng này là tất yếu bởi những ưu điểm hơn hẳn về chi phí và tính chủ động trong kế hoạch sản xuất của nhà máy. Thực tế cũng ghi nhận vai trò của các công ty cung cấp thiết bị, vật liệu và dịch vụ cho ngành xi măng như công ty Ngọc Linh. Các công ty này, với lợi thế là đại diện phân phối của các nhà sản xuất uy tín đã giới thiệu và đưa vào áp dụng tại Việt nam những công nghệ và giải pháp đã được áp dụng rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả cao tại các nhà máy xi măng trên thế giới.

Theo http://ximang.vn

http://ximang.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=578

Share :

Viết bình luận của bạn